Looking article matching

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM HIỂU VĂN HÓA CÔNG TY KHI TÌM VIỆC?

14/09/21 09:54

Khi nhắc đến văn hóa công ty, đó là giá trị, cá tính và phong cách làm việc của bạn có phù hợp với môi trường làm việc, nhân viên và nguyên tắc của công ty hay không. Ứng viên khi tìm việc làm mới thường xem trọng mức lương và bỏ qua những điều kiện làm việc thực tế. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy phù hợp với văn hóa công ty thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc trong công việc và làm việc hiệu quả hơn.

“Văn hóa là yếu tố quan trọng quyết định người lao động gắn bó lâu dài với công ty. Bạn có thể có một việc làm tuyệt vời nhưng không thấy hạnh phúc khi văn hóa công ty không phù hợp với bạn.”

Vậy, làm cách nào để tìm hiểu về văn hoá công ty khi tìm việc?

 

Đọc thêm Những điều cần tránh khi phỏng vấn qua điện thoại

Đọc thêm Cảm xúc - chìa khóa giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn

                                                                                           Nguồn: HR1Jobs

 

1. Biết rõ những gì bạn muốn

Bước đầu tiên là phải xem xét mong muốn của bản thân. Hãy chân thật với bản thân và xem xét tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến công việc ngoài tiền lương.

Hãy nghĩ về những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sau đó viết chúng ra. Những mục tiêu đó bao gồm phát triển nghề nghiệp, cân bằng sự nghiệp và cuộc sống riêng tư, hay khả năng phát triển bản thân trong tương lai. Phúc lợi và hoa hồng cũng cần được quan tâm, tuy nhiên điều đó không phải là tất cả.

Khi đã định hướng đúng đắn, bạn sẽ tiết kiệm thời gian của cả bạn và nhà tuyển dụng trong quá trình tìm việc của mình.

Nhiều ứng viên tin rằng họ biết những điều họ muốn, tuy nhiên đó chỉ là “đứng núi này trông núi nọ”. Cho đến khi họ nhận được lời đề nghị việc làm mới, họ mới chợt nhận ra rằng “tôi đã thực sự hạnh phúc với việc làm hiện tại.”

 

2. Tìm hiểu từ nguồn Internet

Nhờ vào sự phát triển của Internet, việc tìm hiểu thông tin về một công ty nào đó trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể truy cập website của công ty, hầu hết các công ty đều có ghi rõ ràng về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, cơ cấu quản lý và tổ chức trên website. Ngoài ra, còn có các trang web chuyên đánh giá các công ty để kiểm tra xem doanh nghiệp đó đang ở vị trí nào và nó có nhận được sự đánh giá cao của nhiều người hay không.

Bên cạnh đó, bạn có thể nghiên cứu chi tiết hơn thông qua cả các bài báo, các thông tin ngoài lề trên các nền tảng trực tuyến. Chỉ cần gõ tên công ty trên các công cụ tìm kiếm là bạn đã có một nguồn tài nguyên khổng lồ.

 

3. Đánh giá từ người khác

Nếu bạn có người quen có kinh nghiệm làm việc hoặc hiểu biết nhiều về công ty thì hãy cố gắng khai thác thông tin từ họ. Thay vì chỉ hỏi chung chung là môi trường làm việc ở công ty có tốt không thì hãy hỏi họ mình có nên làm việc ở đây không? Làm thế nào để thành công trong tổ chức? Văn hóa của công ty đang có những mặt tốt và mặt xấu nào? Như vậy, bạn sẽ có câu trả lời tốt hơn cho nhận định của mình.

 

4. Dành thời gian quan sát

Ít người để ý rằng, thời gian chờ dưới tiền sảnh trước khi vào phỏng vấn là cơ hội vàng giúp bạn đánh giá sơ bộ về công ty. Bạn hãy đến sớm hơn dự định khoảng 10 – 15 phút và xem xét tình hình xung quanh. Bạn hãy để ý xem nhân viên ăn mặc như thế nào? Họ có tương tác thoải mái và cởi mở với nhau? Lễ tân có thân thiện hay không? Mọi người làm việc nhóm cùng nhau hay làm việc độc lập? Hoặc nếu bạn cần sự giúp đỡ mọi người có vui vẻ giúp đỡ bạn hay không? Không gian làm việc như thế nào? …

Không thể chỉ dựa vào những điều trên để kết luận văn hóa của cả một doanh nghiệp nhưng nó có thể mô tả một phần nào đó về không khí và cách làm việc tại công ty. Sau khi quan sát, bạn có thể hiểu được cách mọi người ăn mặc, làm việc và tương tác với nhau. Từ đó, bạn sẽ biết là mình có phù hợp với nơi này hay không.

 

5. Trao đổi trực tiếp

Và nếu bạn vẫn chưa chắc chắn …

Một cách khác để bạn tìm hiểu thông tin về văn hóa doanh nghiệp chính là trao đổi với nhà tuyển dụng. Một buổi phỏng vấn lúc nào cũng có hai chiều. Bạn nên tìm hiểu về công ty như là công ty đang tìm hiểu về bạn. Bạn nên chuẩn bị cho mình một vài câu hỏi trong cuộc phỏng vấn. Và bạn nên thể hiện rằng bạn nghiêm túc với vị trí mà công ty đưa ra.

Bằng việc đưa ra những câu hỏi sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn với văn hóa công ty:

Cơ cấu tổ chức của công ty?

Thành công của cá nhân thường được ghi nhận như thế nào?

Cơ hội phát triển nghề nghiệp của nhân viên trong công ty là gì?

Công ty có những hoạt động hay tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng hay không?

v.v

Hãy đặt ra những câu hỏi mà có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình. Từ đó để có được quyết định đúng đắn nhất.

 

***

Hy vọng bài viết giúp bạn tìm hiểu chính xác hơn về văn hóa của doanh nghiệp đang muốn ứng tuyển. Qua đó, bạn sẽ có thêm nhiều cơ sở để đưa ra quyết định của mình.

Quan trọng nhất, bạn phải tin tưởng bản thân. Bạn có thể tham khảo ý kiến bạn bè nhưng bạn không nên coi đó là yếu tố quyết định duy nhất. Đừng để ý kiến của người khác làm ảnh hưởng quyết định của bạn. Bạn có thể sẽ vuột mất cơ hội chỉ bởi vì quan điểm không đúng của một người.

Chúc bạn sớm tìm được nơi làm việc như mơ ước nhé.

Nguồn: HR1Jobs


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Job Searching Tips

View all
Nên Hay Không Nên Bật Open-To-Work trên LinkedIn

Open to Work là một tính năng hữu ích trên LinkedIn giúp bạn kết nối với các nhà tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên,...

Những "Red Flags" Trong Job Description Mà Bạn Nên Né Vội

"Trước khi quyết định ứng tuyển cho một vị trí công việc, việc nhận diện và tránh những dấu hiệu "red flag" trong Job Description là vô...

3 Khó Khăn Khiến Lao Động Trên 35 Tuổi Khó Tìm Việc

Thị trường lao động ngày nay ngày càng cạnh tranh thì những khó khăn khiến lao động trên 35 tuổi khó tìm việc càng rõ rệt. Họ thường gặp...

Điểm GPA Có Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Phỏng Vấn Không?

Trong hành trình chinh phục sự nghiệp, điểm GPA (Điểm trung bình tích lũy) luôn là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Liệu điểm GPA...

3 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Tham Khảo Chuẩn Form

Nhật ký thực tập là một phần không thể thiếu trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên. Việc ghi lại nhật ký không chỉ giúp sinh...

Mẫu Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn Ấn Tượng Nhất

Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng, nhưng việc gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn lại thường bị nhiều ứng viên bỏ qua....