Trong công việc trình độ chuyên môn là vô cùng quan trọng, nó quyết định việc xử lý công việc hiệu quả và đảm bảo được tiến độ công việc được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng, chính xác. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Cách trình bày trên CV sao cho hiệu quả nhất. Hãy cùng HR1Jobs tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đọc thêm Làm thế nào để tìm hiểu văn hóa công ty khi tìm việc?
Đọc thêm Cách viết cv sao cho đúng chuẩn?
Nguồn: HR1Jobs
1. Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn hay kỹ năng chuyên môn là một thuật ngữ chỉ khả năng, năng lực thực hiện công việc nào đó đúng chuyên môn về mình lĩnh vực nào đó. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, trình độ chuyên môn là những kiến thức, trình độ học vấn, kỹ năng cần thiết của cá nhân để đáp ứng tốt những yêu cầu của công việc.
Mỗi ngành nghề sẽ yêu cầu bạn phải có trình độ chuyên môn nhất định. Do đó việc định hình được cho bản thân và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp bài bản sẽ giúp bạn chinh phục được những nhà tuyển dụng khó tính.
2. Tầm quan trọng của lĩnh vực chuyên môn
Hiện nay có rất nhiều những công việc khác nhau đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như: bác sĩ, giáo viên hoặc các ngành nghề liên quan đến kỹ thuật… Những công việc này không chỉ đòi hỏi quá trình học tập lâu dài, bài bản mà còn yêu cầu những người theo đuổi những lĩnh vực này phải thật sự nghiêm túc và tâm huyết với nghề. Chính vì vậy, đối với các nhà tuyển dụng, ngoài những kỹ năng mềm cần thiết thì việc thể hiện trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn gây được ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.
Ngoài ra, hiện nay thị trường việc làm tại Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm cũng hạn chế hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định thì việc nắm chắc trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn nhanh chóng đánh bại những đối thủ nặng ký khác.
3. Năng lực chuyên môn của một số ngành nghề
Mỗi một ngành nghề sẽ đều có những kỹ năng chuyên môn riêng theo đặc thù công việc và những người theo học cần phải rèn luyện và học tập. Dưới đây là một số kỹ năng chuyên một của từng ngành nghề cơ bản để bạn tham khảo:
Tài chính – ngân hàng: Có kỹ năng phân tích và kỹ năng hoạch định tài chính. Thành thạo mô phỏng thanh toán quốc tế và kỹ năng phân tích, định giá công ty.
Hành chính văn phòng: Cần có kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc, các kỹ năng trả lời phỏng vấn và các nghiệp vụ văn phòng.
Quản tị kinh doanh: Bắt buộc phải có kỹ năng quản lý và tư duy sáng tạo. Các kỹ năng lập hồ sơ và xin việc của các dự phỏng vấn và kỹ năng viết thành thạo.
Ngoại ngữ: Các kỹ năng văn phòng và dịch thuật.
Kế toán – kiểm toán: Các kỹ năng về báo cáo như tài chính, tổng kết chi tiêu, các hóa đơn giấy tờ, chứng từ. Kỹ năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán và kỹ năng sử dụng Excel trong kiểm toán.
Kinh tế: Các kỹ năng soạn thảo văn bản, các hợp đồng và kỹ năng tìm việc để buổi phỏng vấn thành công. Phân tích rủi ra bằng các phần mềm hỗ trợ thông minh. Điển hình là phần mềm Crystal ball.
4. Cách trình bày trên CV
Như các bạn đã biết, trình độ chuyên môn là một phần không thể thiếu khi bạn làm CV để ứng tuyển vào một vị trí nhất định nào đó. Việc sở hữu trình độ chuyên môn cao và ấn tượng sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm trước các nhà tuyển dụng.
Bắt đầu với một tiêu đề
Để có thể gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần xem xét CV đầu tiên, bạn hay chọn những tiêu đề đơn giản như “Bằng Cấp” hoặc “Thành tích đạt được”, tô đậm nó để nhấn mạnh và đặt nó ở phía bên trái.
Viết cho người đọc của bạn
- Hãy nhớ rằng bạn đang viết CV cho một độc giả cụ thể là nhà tuyển dụng tiềm năng của bạn.
- Họ quan tâm đến việc bạn đạt được bằng cấp nào hơn là nơi bạn đạt được. Trình bày thông tin chi tiết về Bằng cấp/ học vấn của bạn theo thứ tự thời gian đảo ngược và trải rộng các chi tiết ra khắp trang theo thứ tự quan trọng được đề xuất ở trên để người đọc của bạn có thể truy cập những gì họ cần biết trong lần đọc lướt đầu tiên.
- Trình bạy cụ thể bằng số liệu cụ thể của từng thành tích mà bạn đạt được, để cho họ thấy trình độ của bạn trong công việc
- Mô tả công việc đã làm ngắn gọn rõ ràng trong 3 - 4 dòng
5. Lỗi thường mắc khi ghi trình độ chuyên môn trong CV?
Thể hiện không đúng nội dung
Việc thể hiện nội dung không đúng là một lỗi rất hay gặp ở những bạn sinh viên, hoặc nhân vien mới do chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc viết đơn xin việc. Thường lỗi hay gặp phải của các bạn sinh viên thường xuyên nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn dẫn đến việc viết sai nội dung.
Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp
Việc viết xin việc viết tay hay đơn xin việc đánh máy hay gặp phải lỗi chính tả, và ngữ pháp trong câu, nê đặc biệt cần lưu ý tới lỗi này. Lỗi sai chính tả là lỗi rất hay gặp phải. Để khắc phục lỗi này rất đơn giản bạn chỉ cần đọc lại thông tin vài lần trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng.
Thiếu trung thực
Việc thiếu trung thực khi viết trình độ chuyên môn cũng là một lỗi thường gặp trong đơn xin việc. Nhiều người vì quá mong muốn tìm được một công việc mà viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật. Viết CV một cách phóng đại, sai sự thật khiến nhà tuyển dụng để ý đến hồ sơ của bạn.
Nguồn: HR1Jobs
HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!
Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!
HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform
Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com