Looking article matching

Tiệc cuối năm của nhân viên

13/12/23 08:54

Tiệc cuối năm của nhân viên

Tháng 12, thời điểm không chỉ mỗi người chúng ta tổng kết, nhìn lại hành trình  một năm qua đã làm mà còn là thời điểm của các công ty, doanh nghiệp tổ chức để ăn mừng những gì mà mọi người đã làm được. Sẽ rất tuyệt khi mọi nhân viên đều có thể tận hưởng được bữa tiệc đó, nhưng nếu họ không thể tận hưởng được bữa tiệc thì sao? 

Tiệc cuối năm của nhân viên

Tiệc cuối năm là gì mà có người thích… người thì sợ!

Tiệc cuối năm hay còn gọi là “Year End Party”, thường được tổ chức vào cuối năm với ý nghĩa sum vầy và tổng kết những gì mình đã làm được sau một năm. Với những buổi tiệc bạn bè và gia đình, chúng ta sẽ có những bữa ăn thân mật cùng người thân và bạn bè của mình, chia sẻ về những điều mình đã làm được, cảm ơn tất cả những người hỗ trợ mình trong hành trình vừa rồi và chia sẻ về những kế hoạch trong hành trình sắp tới. 

Với doanh nghiệp thì đây là dịp công ty họ nhìn nhận lại hành trình vừa qua của mình đã có gì phát triển và chia sẻ với nhân viên của mình về kế hoạch sắp tới, tiếp trong không khí tổng kết đó, những tiết mục văn nghệ giải trí “chuyên nghiệp” và “đẳng cấp” từ những người chuyên ngồi làm việc văn phòng, như những tài năng ẩn giấu, họ chiếm lấy ánh hào quang sân khấu, trình diễn những tiết mục khiến cho đồng nghiệp phải trầm trồ vì tài của họ. 

Đó là một viễn cảnh đẹp nhất khi mà nhân viên tận hưởng và tự tin thể hiện bản thân mình tại tiệc cuối năm của công ty. Vậy còn nếu không thì sao?

 

Tại sao lại sợ?

Chúng ta có nhiều lý do để khiến bản thân mình không muốn tận hưởng buổi tiệc cuối năm của công ty một cách trọn vẹn. HR1Jobs xin liệt kê một số tình huống khiến cho các bạn làm cảm thấy không thoải mái khi tham gia tiệc cuối năm, nội dung này được tổng hợp và ẩn danh dựa trên phỏng vấn những bạn đang làm việc tại môi trường công sở.. 

Một tay ôm việc, một tay ôm mic, stress gấp đôi: Không ít tình huống chúng ta thấy có anh A tay gọi điện khách hàng vừa đứng tập múa cho chương trình văn nghệ công ty. Chị B có một ngày đi làm mệt mỏi, vẫn phải ở lại cùng với nhóm của mình tập duyệt cho chương trình cuối năm. Khi sự ưu tiên của bản thân trong công việc nó bị mất cân bằng bởi những hoạt động khác cũng ở môi trường công sở. Điều đó vô tình khiến ta bị áp lực vì đầu việc này chưa kịp xong thì đầu việc khác lại đến. 

Không có tài lẻ nhưng bị bắt: Một số công ty yêu cầu mỗi phòng ban phải có một tiếc mục biểu diễn cuối năm. Từ một hình thức giải trí sang một thứ bị gò bó như trong công việc khiến cho bạn không còn tận hưởng được niềm vui nữa, đó là chưa kể việc bạn không có tài lẻ văn nghệ nhưng lại bị ép đi biểu diễn ca múa. Đó là lý do khi nhắc tới văn nghệ tiệc cuối năm là có người lại tái xanh mặt mày. 

Work-life balance: Đời sống trong công việc và trong cuộc sống là hoàn toàn tách biệt, Khi làm việc họ ở một thân phận khác và có những thái độ khác với cuộc sống cá nhân của mình. Với vài người, việc tham gia buổi tiệc cuối năm của công ty là một sự mất cân bằng, làm xóa nhòa đi hình ảnh của họ trong công việc và trong cuộc sống. Cho nên mặc dù ở ngoài cuộc sống họ có tài lẻ rất nhiều, nhưng họ sẽ không muốn tham gia vào tiệc cuối năm vì điều đó sẽ làm cho hình ảnh của họ trong công việc bị thay đổi. 

Chung quy lại, tất cả lý do trên khiến chúng ta đúc kết được rằng là trường hơp chúng ta có cái nhìn đáng sợ với buổi tiệc cuối năm là vì chúng ta không cảm thấy an toàn và thân thiết để thể hiện bản thân mình với công ty, nỗi sợ bị đánh giá từ đồng nghiệp không thân và không muốn hình ảnh cá nhân của mình trong công ty bị ảnh hưởng đã làm cho buổi tiệc cuối năm tuy vui nhưng vẫn chưa thoải mái với một số người.

Xem thêm: Vì sao phát triển bản thân quan trọng hơn phát triển sự nghiệp?

Tiệc cuối năm của nhân viên

Sự thật là

Tiệc cuối năm với doanh nghiệp là cơ hội giúp nhân viên gắn bó hơn: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, việc tổ chức các buổi tiệc cuối năm là dịp cho các nhân viên của mình gắn bó hơn với nhau và từ đó cam kết đồng hành lâu dài hơn với công ty. Tiết mục văn nghệ hoặc các sân chơi chung góp phần cho các nhân viên trong công ty thể hiện bản thân và gia tăng sự hài lòng của nhân viên cho công ty vì họ được thể hiện bản thân mình. 

Bạn luôn có quyền từ chối: Sự thật là không ai bị bắt cả, nếu như bạn không cảm thấy ổn với việc lên sân khấu độc diễn hay hòa thanh trước ánh đèn sân khấu hoặc công việc còn đang bận rộn, điều đó hoàn toàn ổn và bạn chỉ cần trao đổi với mọi người suy nghĩ của mình. Người tổ chức và mọi người sẽ có phương án giải cho bạn, suy cho cùng, mục đích của tiệc là để tất cả mọi người được cùng tận hưởng niềm vui từ nó. Bạn đã cứu được một tiết mục “khả ố” thành một tiết mục khác khả ái hơn. Một pha cứu chương trình trông thấy. 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Career Development

View all
Sự Khác Biệt Giữa Chứng Chỉ Và Bằng Cấp Mà Bạn Nên Biết

Khám phá sự khác biệt giữa chứng chỉ và bằng cấp về thời gian, chi phí, cơ hội nghề nghiệp. Tìm hiểu cách chọn chương trình phù hợp để...

7 Cách Giao Tiếp Hiệu Quả Giúp Bạn Tỏa Sáng Nơi Công Sở

Khám phá 7 cách giao tiếp hiệu quả để nâng cao kỹ năng làm việc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp nơi công sở. Tìm hiểu bí quyết giao tiếp...

Làm Gì Để Thu Hẹp Khoảng Cách Thế Hệ Tại Nơi Làm Việc

Tìm hiểu cách thu hẹp khoảng cách thế hệ tại nơi làm việc với các chiến lược hiệu quả, giúp xây dựng môi trường làm việc hòa hợp giữa các...

Tại Sao Thương Hiệu Doanh Nghiệp Quan Trọng Trong Kinh Doanh?

Tìm hiểu tại sao thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. Khám phá vai trò của thương hiệu doanh nghiệp...

9 Bước Xây Dựng Thương Hiệu Cá Nhân Vững Mạnh

Khám phá 9 bước xây dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh để tạo dấu ấn riêng trong công việc và cuộc sống. Bí quyết giúp bạn nổi bật và thu...

Thương Hiệu Cá Nhân Là Gì Và Vì Sao Bạn Cần Nó

Tìm hiểu thương hiệu cá nhân là gì, ai cần xây dựng nó và tại sao nó quan trọng với sự nghiệp của bạn. Xem ngay cách tạo lợi thế cạnh tranh!