Looking article matching

CONTENT WRITER VÀ COPYWRITER - 1 NGÒI BÚT 2 CÂU CHUYỆN

22/12/22 09:44

Content Writer và Copywriter được ví như "trợ thủ đắc lực' sáng tạo nên nội dung cho sản phẩm, truyền tải thông điệp và ý nghĩa của thương hiệu đến khách hàng. Tuy nhiên, với các bạn “newbie” lúc bắt đầu tiếp cận với lĩnh vực Content Marketing sẽ dễ nhầm lẫn giữa 2 khái niệm content writer và copywriter. Trong bài viết lần này, HR1JOBs sẽ cùng bạn tìm hiểu về hai khái niệm này nhé!

1. Content Writer là gì? 

Content Writer là người xây dựng nội dung có giá trị hữu ích thông qua các kênh như website, blog, các trang báo,... với mục tiêu mang thương hiệu và sản phẩm đến với khách hàng. Content Writer sẽ xây dựng nội dung hướng đến khách hàng tiềm năng, có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm của thương hiệu. Tạo ra đa dạng bài viết cùng một phong cách ngôn ngữ đa dạng. 

“Chân dung” của một Content Writer sẽ làm các nhiệm vụ chính sau đây:

  • Phát triển nội dung theo chiến lược marketing của doanh nghiệp đề ra. Soạn thảo các nội dung chi tiếp phù hợp với từng mục tiêu của chiến lược nhằm tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. 
  • Quản lý nội dung đăng tải lên các kênh truyền thông cũng như phát triển nội dung nhằm thu hút khách hàng, tăng hiệu quả cho kênh truyền thông và chiến lược của doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề, mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động. Nghiên cứu chủ đề từ các nguồn bài như phỏng vấn khách hàng, bài học thuật, bài chuyên ngành, internet,… để tạo nguồn tư liệu phục vụ cho công việc. 
  • Nghiên cứu bộ từ khóa cũng như nắm bắt các kiến thức về SEO nhằm tăng hiệu quả lượng truy cập web và doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp. 
  • Nghiên cứu thị hiếu khách hàng nhằm đưa ra các nội dung, ý tưởng mới, nhằm tăng hiệu quả thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp.

Xem thêm: MARKETING VÀ BRANDING: CÓ THỰC SỰ LÀ MỘT?

2. Kỹ năng để trở thành Content Writer

Được ví như “kẻ đa tài” trong thế giới content, chính vì thế content writer cần trang bị cho mình những kỹ năng sau và tiếp tục trau dồi thêm trong quá trình làm nghề:

  • Kỹ năng viết tốt: Kỹ năng viết lách tốt chính là nền móng để trở thành một content writer. Kỹ năng viết tốt với phong cách và ngôn từ đa dạng, tạo nên sự lôi cuốn cho người đọc. Bên cạnh đó, bài viết phải có một cấu trúc rõ ràng, mạch lạc thể hiện được những luận điểm chính của bài viết, dễ hiểu cho người đọc. 
  • Kỹ năng nghiên cứu: Bất kể khách hàng, đối tượng mục tiêu là những ai, trước khi bắt đầu viết, người viết phải có sự tìm hiểu và chắt lọc những dữ kiện cần thiết để xây dựng bài viết của mình. Đôi khi người viết sẽ gặp phải những chủ đề, lĩnh vực không quen thuộc với họ, vì vậy việc đầu tư thời gian để nghiên cứu tài liệu, mở rộng vốn kiến thức về lĩnh vực đó. Do đó, kỹ năng nghiên cứu, tìm nguồn tài liệu tham khảo là điều kiện cần để hỗ trợ cho công việc content writer được thuận lợi hơn. 
  • Khả năng thích ứng: Thời đại 4.0 ngày càng phát triển, content là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo con chữ liên tục, và liên tục cập nhật tin tức, xu hướng thị trường. Khả năng thích ứng với sự đổi mới, đáp ứng được đa dạng thể loại nội dung, giọng văn điều chỉnh để phù hợp với tính chất nội dung tránh làm bài viết gây nhàm chán cho người đọc. 

2. Copywriter là gì?

Đây là một thuật ngữ Marketing chuyên dùng để chỉ các người giữ vai trò là sáng tạo nội dung bằng ngôn từ, văn bản nhằm truyền thông quảng cáo một cách trực tiếp đến các khách hàng. Nói đơn giản, nghề copywriter được ví như người viết quảng cáo với mục tiêu hướng đến là thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Copywriter thường sáng tạo content ngắn gọn mà phải độc đáo, những thứ liên quan đến tagline, chiến dịch quảng cáo, slogan,... thu hút khách hàng tiềm năng. 

  • Viết, biên tập tin/bài và quản lý nội dung bài viết cho các khách hàng theo yêu cầu.
  • Sáng tạo Slogan, Tagline, Headline
  • Phối hợp với các bộ phận khách các báo xây dựng content cho khách hàng theo từng mục tiêu cụ thể
  • Kiến thức cơ bản về SEO, nghiên cứu từ khóa và công cụ phân tích
  • Xây dựng chiến lược, ý tưởng và nội dung cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
  • Phụ trách việc cung cấp, phát triển toàn bộ nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, xây dựng thương hiệu

Xem thêm việc làm Marketing tại đây!

3. Kỹ năng để trở thành Copywriter

  • Kỹ năng viết tốt: Như content writer, kỹ năng viết là nền tảng cần có để làm “nghề viết”. Ngôn từ chính là vũ khí của copywriter trong hành trình chinh phục khách hàng. Với kỹ năng sử dụng ngôn từ và diễn đạt tốt thông điệp, bạn sẽ mang lại tính thuyết phục lớn với khách hàng.  
  • Khả năng tư duy tốt, óc sáng tạo linh hoạt: Khả năng tư duy tốt thể hiện qua sự sắp xếp lượng thông tin mà bạn nghiên cứu, biết chọn lọc ý tưởng để làm cái riêng của mình và khả năng sắp xếp cấu trúc bài viết để làm nổi bật được điểm chính. Bên cạnh đó, óc sáng tạo linh hoạt cho phép bạn nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và nhạy bén với xu hướng hiện nay. 
  • Nắm bắt tâm lý khách hàng: Kỹ năng bán hàng quan trọng nhất với một copywriter là phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để nhìn nhận và thấu hiểu. Bán hàng là câu chuyện về sự đồng cảm, cần tìm hiểu kỹ nguồn khách hàng tiềm năng, hiểu rõ vấn đề, nhu cầu, sở thích cũng như chất lượng dịch vụ/ sản phẩm.

Tạm kết: Tuy cũng là những người làm việc với con chữ, sáng tạo nội dung nhưng Content Writer và Copywriter vẫn có những khác biệt nhất định. Qua bài viết này, HR1JOBs hy vọng đã mang đến bạn đọc những khái niệm cơ bản về 2 vị trí này. 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Career Development

View all
4 Bật Mí Sử Dụng LinkedIn Hiệu Quả

Bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác, kết nối với chuyên gia hoặc khai thác dữ liệu trên LinkedIn?

11 Kỹ Năng Nghề Nghiệp Tạo Lợi Thế Vượt Trội

Khám phá 11 kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn tạo dựng sự nghiệp vượt trội. Từ giao tiếp hiệu quả đến khả năng thiết lập ranh giới, bài viết...

7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý

Khám phá 7 Sai Lầm Thường Thấy Ở Cấp Quản Lý có thể kìm hãm sự phát triển và cách để vượt qua chúng. Tăng cường khả năng lãnh đạo của bạn...

10 Việc Sau Có Phải Là Trách Nhiệm Của Nhân Sự

Khám phá 10 hiểu lầm phổ biến về trách nhiệm của bộ phận nhân sự và liệu những nhiệm vụ đó có hoàn toàn thuộc về họ không. Tìm hiểu sự...

Sự Khác Biệt Giữa Thu Hút Nhân Tài Và Tuyển Dụng

Tìm hiểu sự khác biệt giữa thu hút nhân tài và tuyển dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hai chiến lược tuyển dụng và cách áp dụng...

Những Xu Hướng Nổi Bật Trong Thu Hút Nhân Tài

Khám phá những xu hướng nổi bật trong thu hút nhân tài, từ trí tuệ nhân tạo, đa dạng và hòa nhập, đến cải thiện trải nghiệm ứng viên và...