Looking article matching

5 Nguyên Tắc Cơ Bản Khi “Nhảy Việc”

27/07/21 09:45

Xác định mục tiêu cũng như định hướng nhảy việc đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng rút ngắn con đường đi đến với thành công. Nhưng nếu “nhảy sai việc” bạn sẽ tự “hạ cánh” cho sự nghiệp của mình vào nơi tồi tệ nhất.

Nếu có ý định nhảy việc, nên tuân thủ những nguyên tắc sau:

 

Đọc thêm Vì sao bạn không nhận được hồi âm sau khi nộp đơn ứng tuyển?

Đọc thêm Không thể từ bỏ công việc tệ hại ngay lập tức, hãy khiến nó trở nên tốt đẹp hơn

Nguồn: HR1Jobs

1. Đảm bảo giữ đúng chuyên môn

Trên thực tế, nhiều người thường xuyên nhảy việc; không chỉ thay đổi về chức vụ mà còn thay đổi về chuyên môn nghề nghiệp. Chẳng hạn: lúc thì làm trong bộ phận bán hàng; khi lại làm về tư vấn dịch vụ hoặc về hành chính…Vì họ cho rằng, làm như vậy họ có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm hoặc “đa di năng” về năng lực nghề nghiệp. Cách làm này chỉ khiến họ phải “nhảy việc” nhiều lần mà thôi.

Cách tốt nhất nên trung thành với những kỹ năng chuyên môn, định rõ phương hướng nghề nghiệp, kiên trì “nhất nghệ tinh” để trở thành chính chuyên gia giỏi trong chuyên ngành của bạn. Có như vậy bạn mới có cơ hội thăng tiến trong công việc.

 

2. Đừng nhảy việc chỉ vì lương thấp

Dù cho bạn đang phải đối mặt với sức ép về kinh tế, khi muốn thay đổi công việc; bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về những cái được và mất cho công việc mới, ngoài việc đơn thuần chỉ xem xét mức lương. Nếu chỉ coi trọng đến tiền lương, đảm bảo bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với những gì mình đang có và thường xuyên phải nhảy việc.

Ngoài tiền lương, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về thực lực của công ty, cơ hội phát triển, môi trường làm việc…Bởi chính những nhân tố này sẽ quyết định mức lương của bạn trong tương lai.

 

3. Không nên nhảy việc bất mãn, đố kỵ cá nhân

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định; do vậy; dù có đi đến đâu, bạn cũng sẽ vấp phải những vấn đề chung đó.

Nhiều người chỉ vì lý do không hài lòng với công việc đang làm hoặc đồng nghiệp trong công ty…mà nhanh chóng nhảy việc. Họ không biết rằng, đến nơi làm mới, tình cảnh tương tự rất có thể xảy ra. Lẽ nào lúc ấy họ lại nhảy việc?
Cách tốt nhất là nên đối mặt và tìm cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng. Đó cũng là cách chứng tỏ năng lực xử lý vấn đề thông minh và nhanh nhạy của bạn.

 

4. Thời gian chuyển việc tốt nhất là 3 năm trở lên

Ít nhất cần thử sức với công việc khoảng 3 năm, có như vậy bạn mới có thời gian và khả năng tích lũy những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, kỹ năng và cả năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa, CV của bạn sẽ bớt “khó coi” hơn.

 

5. Trường hợp nên nhảy việc: không có không gian phát triển, nâng cao kỹ năng, công ty đang trên bờ vực phá sản.

Khi thực sự nhận thấy những “nguy cơ” không lành có thể xảy ra; bạn cũng nên chủ động đề nghị thôi việc. Đặc biệt khi công ty đó không có đủ không gian phát triển; không thể giúp bạn nâng cao kỹ năng làm việc hay cơ cấu quản lý quá lạc hậu; đứng trên bờ vực phá sản.

Nguồn: topcv.vn


HR1JOBS - NỀN TẢNG TUYỂN DỤNG TRỰC TUYẾN SỐ 1

Tìm công việc phù hợp tại HR1Jobs!

Tìm việc trong ngành IT tại HR1Tech!


 

HR1Jobs - Multi Industry Online Recruitment Platform

Find jobs and recruitment in IT majors. Discover more at: www.hr1tech.com

Career Development

View all
4 Cách "Sạc Pin" Năng Lượng Làm Việc Sau Kỳ Nghỉ Dài Ngày

Sau những ngày thư giãn tận hưởng kỳ nghỉ dài ngày, việc trở lại với công việc có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và thiếu động lực....

4 Cách Kiểm Tra Thông Tin Công Ty Trong Quá Trình Tìm Việc

Trước khi gật đầu với offer, đừng quên "săm soi" kỹ công ty để tránh "vớ" phải chỗ không như mơ! Dưới đây là 3 cách cực dễ để giúp bạn...

Cách Tạo Portfolio Ấn Tượng Cho Sinh Viên

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một portfolio ấn tượng dành cho sinh viên. Portfolio là công cụ quan trọng giúp...

Cách Viết E-Mail Xác Nhận Phỏng Vấn Chuyên Nghiệp

Trong quá trình tuyển dụng, việc viết email xác nhận phỏng vấn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng ấn tượng đầu tiên với nhà...

5 Quy Định Trong Luật Lao Động Người Mới Đi Làm Cần Biết

Khi bước chân vào thị trường lao động, hiểu rõ Luật Lao Động là bước đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của bạn. Dưới đây là 5 quy định quan...

4 Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Về Kinh Nghiệm Làm Việc

Khi bước vào phòng phỏng vấn, câu hỏi về kinh nghiệm làm việc thường khá khó nhằn với các ứng viên, bởi đây là cơ hội để bạn chứng tỏ bản...